Hướng Dẫn Sử Dụng Google Analytic Đơn Giản Xem Áp Dụng Ngay

Tóm Tắt Nội Dung

Hiểu điều cơ bản về google analytics

Google Analytics hoạt động như thế nào? Nó theo dõi cái gì?

Ngay khi bạn truy cập vào bài viết này một đoạn Javascript đã được kích hoạt, nó đã liên kết với cookies trên thiết bị của bạn sau đó báo cáo lại cho google và lưu trữ thông tin trong tài khoản Google Analytic (GA) của website bạn đang truy cập.

Cach Thuc Hoat Dong Cua Google Analytic
Cách thức google analytic hoạt động

Thông qua sự kết hợp thông minh giữa Javascript và cookie này, Analytics đã theo dõi rằng trang đã được xem.  Nó không biết ai đã đến thăm hoặc những gì họ đã xem. Không biết họ đã ở trên trang bao lâu trừ khi họ đi đến một trang khác và kích hoạt lại Javascript.

Cách lập tài khoản google analytics

Hướng dẫn cách thiết lập tài khoản google analytic

Bước 1: Bạn cần đăng ký tài khoản google analytics (đăng ký tại đây)

Trong phần đăng ký tài khoản google analytics bạn chỉ cần có gmail là có thể đăng ký google analytics chỉ cần điền theo form mẫu có sẵn sau đó bấm tiếp tục hoặc đồng ý. Tuy nhiên có phần url mặc định cần lưu ý có http và https thì bạn chọn https vì hiện tại giao thức https là giao thức bắt buộc của google, nó là 1 yếu tố xếp hạng vì thế nếu chưa có thì bạn hãy cài ngay.

Huong Dan Dang Ky Tai Khoan Google Analytics

Bước 2: Muốn google đo lường được khách hàng của bạn tải những trang nào tương tác ra sao thì bạn cần phải cài đoạn code Analytics JavaScript và cần phải có trên mọi trang của trang web của bạn. Có 2 cách chèn đoạn mã của google analytic

1. copy đoạn mã này bỏ vào phần đầu hay header của website.

2. Sử dụng trình quản lý Google Tag Manager (tìm hiểu thêm về google tag manager)

Google Analytics là một công cụ miễn phí tuyệt vời thường không được sử dụng đúng mức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các con số trong google analytics.

Trong bài viết này mình chia sẻ những mục cần hoặc những mục mình hiểu còn mọi người muốn tìm hiểu thêm thì nghiên cứu sâu hơn nữa nhé 😛 

Tuỳ biến (customizatoin)

Bảng điều khiển là chế độ xem một trang về một số thông tin quan trọng nhất có liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể tạo bảng điều khiển cho báo cáo tiêu chuẩn bạn muốn chạy mỗi tuần. Khi báo cáo này được tạo, nó có thể tự động được gửi cho những người có liên quan.

Hướng dẫn cách tạo bảng điều khiển tùy chỉnh

Cac Buoc Tao Bang Tuy Chinh Trong Google Analytics

Tạo bảng điều khiển tùy chỉnh khá đơn giản

1. Bạn tự tạo 

2. Sử dụng bảng có sẳn trong thư viên của google analytics bằng cách chọn Import from Galery >> chọn bảng bạn muốn ví dụ

Bạn muốn theo dõi hiệu quả content của mình như thế nào thì bạn chọn content analytics hoặc muốn đánh giá phân tích tình hình seo của mình như thế nào bạn chọn SEO Dashboard… rất nhiều bảng phân tích cho bạn lựa chọn trong thư viện của google analytics

Mình thì hay dùng cách 2 chọn từ thư viện cho lẹ. 🙂 

Hiểu thông tin tổng quan trong google analytics

Hướng dẫn đọc hiểu cơ bản các thông số trong phần tổng quan website thông qua google analytic

Tong Quan Ve Google Analytic

Hình ảnh tổng quan vê website trên google analytic

Trong báo cáo tổng quan này chúng ta có thể xem được

+ Số phiên (Sessions): nhóm các tương tác của người dùng trên website như xem trang, mua hàng, hay tham gia các sự kiện.. thời gian tính 1 phiên là 30 phút tức là sau khi khách hàng vào web ở đó không có bất kỳ tương tác gì thì sao 30 phút sẽ kết thúc 1 phiên. Hoặc có tương tác thì sau khi dừng ở tương tác cuối cùng sẽ được cộng thêm 30 phút để tính 1 phiên.

Cach Tinh Phien Trong Google Analytic

Cách tính phiên trong google analytics

Trường hợp 1 khách hàng cụ thể sau khi thực hiện 4 tương tác trên web và dừng lại ở thời gian 14:04, theo mặc định nếu người này không tương tác thêm thì thời gian tính 1 phiên sẽ kết thúc ở móc thời gian 14:34 phút. 

Lưu ý thời gian tương tác google bắt đầu tính là từ 10 giây tức là sau khi bạn vào ở lại hơn 9 giây thì google mới bắt đầu tính phiên.

+ Số người dùng (Users): được xác định dựa trên cookies đặt tên _ga để lưu trữ thông tin khách hàng. Thường 1 máy có 1 cookie riêng

+ Số lần xem trang (Pageviews): Tổng số lượng trang 1 người dùng khi truy cập vào website và xem. lưu ý cho dù họ xem 1 trang mà tải đi tải lại nhiều lần vẫn tính là số lần tải lại đấy. Vì dụ họ họ trang 1, sau đó tải lại 2 lần nữa thì số lần xem trang của người này được tính là 3 lân xem trang.

+ Số trang trên/phiên (Pages / Session): Số trang trung bình được xem trong 1 phiên tương tự, số lần xem trang tải lại nhiều lần vẫn được tính.

+ Thời gian trung bình của phiên (Avg. Session Duration): độ dài trung bình của một phiên

+ Tỷ lệ thoát (bounce Rate): đánh giá tỷ lệ phần trang thoát ra khi xem 1 trang đơn, tức là vào website chỉ xem 1 trang và không có hành động gì trên trang này. Thời gian của trang đơn được tính bằng 0 giây. Vì thế trường hợp bạn muốn khách hàng xem và thực hiện các hành động như mua hàng hay điền form tư vấn luôn thì không cần quá lo lắng nếu tỷ lệ thoát cao vì mục đích cuối cùng của chúng ta là bán hàng đã đạt được. tuỳ nhiên nếu bài viết của bạn nếu bạn có điều hướng mà tỷ lệ thoát cao thì cần xem lại.

Tức là khi ai đó vào bài viết của bạn trong vòng 30 phút không thực hiện bất kỳ hành động nào thì sẽ coi là 1 lần thoát. Nguyên nhân tỷ lệ thoát cao có thể xuất phát từ

1. Chưa tối ưu tốt bài viết của mình, nội dung, trình bày, sự logic, hay chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Có thể do tiêu đề bài viết và nội dung không liên quan với nhau dẫn đến khách vào mà không thấy nội dung mìn cần rồi thoát ra ngay. để kiểm tra tỷ lệ thoát của từng bài viết riêng lẻ bạn thực hiện như sau

Trong google Analytics chọn Hành vì (behavior) -> Nội dung (site content) -> tất cả các trang (all Pages)

Ty Le Thoat Trong Google Analytics

Vào tới đây bạn xem trang nào có tỷ lệ thoát cao, sau đó truy cập vào bài viết đấy xem tiêu đề và nội dung có liên quan không hay nội dung viết có đủ thuyết phục khách hàng không, từ đó có quyết định điều chỉnh. 

Lưu ý trong này có thể mọi người sẽ bị rối giữa landing pages và all pages. Sự khác biệt giữa 2 mục này trong google analytic là

– All pages (tất cả trang): Đề cập đến lượt xem trang phổ biến nhất của bạn.

Vì vậy, giả sử 3 khách truy cập mỗi lượt truy cập vào một trang khác nhau trên trang web của bạn sau đó nhấp vào trang chủ, 3 trang khác nhau sẽ có 1 lượt xem trang và trang chủ sẽ nhận được 3 lượt xem trang. Do đó trang chủ sẽ có lượt paage view hay lượt xem trang cao hơn nhưng bạn cần nhớ rằng 3 vị khách này không phải là truy cập và website của bạn chỉ xem mình trang chủ (home). 

– Landing pages (trang đích): ngược lại với all page, trang đích tham khảo trang đầu tiên mà khách truy cập truy cập (trên trang web của bạn) từ một trang web khác, như Google, Bing hoặc trang khác.

Trang đích sẽ liên quan nhiều hơn đến việc đo lường kết quả SEO của bạn vì chúng đến từ một tài liệu tham khảo bên ngoài, chẳng hạn như danh sách Google hoặc công cụ tìm kiếm. 

Như vậy sự khác biết giữa 2 số liệu, bạn có thể xác định một vài điều. Trang nào được xem phổ biến nhất trên trang web của bạn và trang nào phổ biến nhất khi nhập từ bên ngoài lần đầu tiên.

2. Bạn cũng có thể xem tỷ lệ thoát này đến từ khách mới hay khách hàng cũ bằng cách. Để kiểm tra xem website của mình có bao nhiêu khách hàng mới truy cập, bao nhiêu khách hàng cũ trở lại bạn làm như sau:

Trong google analytics chọn (audience) Khán giả -> Hành vi (behavior) -> Trở lại & mới (New & returning). 

Cach Kiem Tra Khach Hang Moi Khach Hang Cu Vao Website

3. Trong phần nội dung kêu gọi hành động (CTA = Call To Action) chưa có hoặc chưa rõ ràng để khách hàng truy cập theo ý bạn muốn chẳng hạn như xem tiếp các bài viết khác hay mua hàng ngay trên trang này….

% phiên mới (% New Sessions): Ước tính tỷ lệ phần trăm người dùng lần đầu tiên truy cập website

Top 3 bí kíp tối ưu cho doanh nghiệp

+ Tài liệu hướng dẫn về KPI

+ Tài liệu Quản trị nhân sự

8 Lý Do Bạn Cần Ngay 1 Kế Hoạch Đào tạo nội bộ

5/5 - (3 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.