Google Tag Manager là gì?
Google tag manager là công cụ miễn phí của google sử dụng để lưu trữ và quản lý code đơn giản tập trung cho người sử dụng website
Cách cài đặt google tag manager
Thời đại ngày nay việc đăng ký tài khoản bất kỳ nền tảng nào chắc không còn xa lạ với mọi người vì thế mình không hướng dẫn chi tiết tại đây. Để tạo tài khoản google tag manager bạn truy cập vào link https://tagmanager.google.com/
Sau khi đăng ký xong có phần gắn code google tag manager vào website bạn cần lưu ý chút có 2 cách: gắn trực tiếp vào website dành cho người biết code, gắn code vào website thông qua plugin
Mình là người không biết gì về code nên mình sử dụng cách 2 gắn code google tag manager vào website thông qua plugin. Plugin mình thường dùng để quản lý code trên website Header Footer Code Manager bạn vào quản lý website vào plugin và thêm mới rồi tìm tên như trên cài đặt
Khi sử dụng plugin này bạn chỉ cần lưu ý
+ Đặt tên code để mình dễ theo dõi
+ Chọn vị trí chèn code (Header, trước nội dụng, sau nội dung, footer)
+ Vùng chứa code
Trường hợp google tag manger cần 2 đoạn code 1 đặt ở header 1 đặt ở footer nên bạn cần thêm cả 2 đoạn mã này vào website
Bạn lần lượt copy từng đoạn code để chèn vào website thông qua plugin là được.
+ Chọn Biến muốn theo dõi (Variant) tro
+ Trình kích hoạt (Trigger)
+ Thẻ (Tag)
Việc cần làm ngày sau khi tạo google tag manager
Chọn biến trong google tag manager có rất nhiều biến cho chúng ta chọn, GTM chia làm 9 nhóm
Nhóm 1: Trang
Nhóm 2: Tiện ích
Nhóm 3: Số nhấp chuột
Nhóm 4: Lỗi
Nhóm 5: Biểu mẫu
Nhóm 6: Lịch sử
Nhóm 7: Video
Nhóm 8: Cuộn
Nhóm 9: Hiển thị
Thông thường mình hay sử dụng nhiều nhất biến
+ Nhấp chuột khách truy cập vào web nhấp vào đâu mình đều có thể theo dõi được
+ Biểu mẫu: trên web có đặt các form yêu cầu, báo giá, hay tư vấn.. mình có thể theo dõi họ vấn vào điền form ở trang nào…
+ Cuộn: bình thường trong google analytics cho bạn biết khách hàng xem trang nào, ở lại bao lâu.. nhưng họ không biết chính xác khách xem bao nhiêu % trang rồi thoát. Biến cuộn này cho bạn biết chính xác khách xem bao nhiêu % nội dung bài viết rồi thoát, rất tốt trong tối ưu nội dung website.
Vì thế tuy theo mục đích của bạn, sau khi đăng ký tài khoản xong bạn vào chọn hiển thì các biến để mình tạo trình kích hoạt và thẻ sau này.
Quy trình tạo event tracking tại google tag manager
Bước 1: Xác định biến: dùng biến nào để theo dõi
Bước 2: Tạo trình kích hoạt: Khi tương tác vào biến đã xác định google tag Manager sẽ hoạt động và thu thập thông tin
Bước 3: Tạo thẻ: kết nối sự kiện với trình kích hoạt
Cách tạo thể tracking (theo dõi) sự kiện (event) trên website của google tag manager
+ Hướng dẫn tạo event tracking form yêu cầu tư vấn, báo giá hay liên hệ.
Trường này mình lấy ví dụ tracking form liên hệ, các form khác bạn làm tương tự
Bước 1: Xác định biến
Trường hợp form này là khách hàng click vào nút gửi đi nên mình xác định biến đây thuộc nhóm click (số nhấp chuột) trong nhóm này có các biến bạn có thể dùng theo dõi như Click class, element, id… chi tiết bạn xem trong hình bên dưới
Biến trong nhóm số nhấp chuột thường được dùng nhiều nhất là biến Click class. Như vậy bước 1 xác định biến đã xong
Bước 2: Tạo trình kích hoạt
Thêm trình kích hoạt bạn >> Chọn trình kích hoạt >> Mới >> Đặt tên trình kích hoạt >> cấu hình trình kích hoạt >> Chọn tất cả các yếu tố >> Chọn một số nhấp chuột >> Chọn click classes > > Chọn Bằng >> Thêm biến
Cách lấy biến Click Classes là bạn lấy ID class. Cách lấy ID class như sau
Bạn click chuột phải vào nút cần theo dõi (gửi đi) >> Copy đoạn sau chữ class trường hợp của mình là “wpcf7-form-control wpcf7-submit”
Tiếp theo thêm đoạn mã này vào trong biến google tag Manager >> bấm lưu hoàn tất việc tạo trình kích hoạt
Bước 3: Tạo thẻ
Bạn vào google tag manager >> chọn thẻ >> Mới >> Đặt tên thẻ >> Cấu hình thẻ >> Chọn Google Analytics Univeral >> Chọn sự kiện >> Đặt tên danh mục và tác vụ.
Kéo xuống tiếp để cấu hình truy cập không tương tác >> Chọn đúng >> Cài đặt google analytics >> Chọn google Analytics để theo dõi >> Kích hoạt bạn chọn trình kích hoạt mới tạo trước đó
Bấm lưu lại thẻ.
Sau đó bấm gửi để để kích hoạt thẻ theo dõi chuyển đổi liên hệ.
Hướng dẫn liên kết tạo chuyển đổi trong google analytics với event trong google tag manager
Truy cập vào google analytics >> Chọn cài đặt (bánh răng góc trái dưới cùng) >> Chọn mục tiêu (goal) >> Mục Tiêu Mới (New Goal) >> Chọn tuỳ chọn >> Chọn Sự Kiện
Cấu hình trong phần sự kiện bạn chỉ cần quan tâm đến 2 trường danh mục và tác vụ phải giống y chang với thẻ sự kiện trong google tag manager. Bấm verify và lưu
Để theo dõi chuyển đổi bạn vào phần chuyển đổi >> Mục tiêu để xem
Như vậy là bạn đã hoàn tất việc tạo event tracking trong google tag manger cho form mẫu và liên kết event trong google tag manager với google analytics để theo dõi chuyển đổi.